0
  1. Trang Chủ
  2. Tin Tức
  3. 3 Phương Pháp Sản Xuất Nước Mắm Nhĩ Truyền Thống

3 Phương Pháp Sản Xuất Nước Mắm Nhĩ Truyền Thống

Nước mắm truyền thống được ưu chuộng của những người dân miền biển, bởi vì nước mắm truyền thống có vị tự nhiên từ cá tươi cùng hậu vị ngọt đằm thắm là nét đặc trưng không thể thiếu vắng trên mâm cơm gia đình người Việt từ hàng trăm năm qua.

Nước mắm truyền thống được ưu chuộng của những người dân miền biển, bởi vì nước mắm truyền thống có vị tự nhiên từ cá tươi cùng hậu vị ngọt đằm thắm là nét đặc trưng không thể thiếu vắng trên mâm cơm gia đình người Việt từ hàng trăm năm qua. 


Nước mắm truyền thống được tạo ra từ một quy trình sản xuất nước mắm sạch và hoàn toàn tự nhiên. Tùy theo từng vùng miền, tùy theo từng nhà sản xuất, mà quá trình sản xuất nước mắm được thực hiện theo các cách khác nhau để sản xuất nước mắm, nhưng theo Tiến Sĩ Trần Thị Dung, chuyên gia công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản, hiện nay trong cả nước có ba quy trình công nghệ chính để sản xuất nước mắm truyền thống: Công nghệ đánh khuấy, công nghệ gài nén và công nghệ hỗn hợp (kết hợp đánh khuấy và gài nén) 


1. Phương pháp sản xuất nước mắm - gài nén 


Đặc điểm của phương pháp này là cá được trộn đều với muối cho đủ muối ngay từ đầu, theo tỉ lệ 1:3 (khoảng 24 đến 32% so với cá), trộn đều rồi cho vào thùng (thường là thùng gỗ), rải thêm một lớp muối 3-5 cm trên mặt để giữ nhiệt và tránh ruồi nhặng, gài nẹp, đè đá bên trên để nén, tiếp nhiệt tự nhiên và kéo rút, đảo “nước bổi” cho đến khi chượp chín hoàn toàn.

 

Phương pháp này dựa vào men trong cá để phân giải protein của thịt cá, hoàn toàn không cho nước lã và không đánh khuấy thùng chượp.

 

Khi ướp muối đủ độ trong một thời gian nhất định, cá không còn hiện tượng trương và nổi lên nữa. Lúc đó, người ta nói cá đã “đứng cá”. Nhờ nén chặt, nhiệt nội có trong cá làm cho men hoạt động tăng lên, trung tâm tích tụ khí NH3, CO2, H2S... làm cho cá trương lên, thịt cá bị xé nát nhưng xương và da vẫn còn nguyên.

 

Muối thẩm thấu vào cá - nước tiết ra gọi là nước bổi. Khoảng 1 tháng sau thì cá chìm xuống hẳn, nước nổi lên có màu vàng, trong và xuất hiện mùi nước mắm rõ rệt, lúc đó cá đã “đứng mặt dầu”. Khoảng 12 đến 18 tháng sau, màu sắc của nước mắm chuyển từ màu vàng nhạt sang hẳn màu vàng đậm, nước mắm trong, dậy mùi thơm tự nhiên của nước mắm là nước mắm đã chín đủ, có thể tiến hành rút nỏ. Nước mắm rút nỏ lần đầu gọi là nước mắm nhĩ - Loại nước mắm thượng hạng, hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Các lần rút sau, người ta tiếp thêm nước, tiến hành đảo bối và kéo rút cho ra nước mắm long, tùy theo số lần tiếp nước mà có nước mắm long loại 2, loại 3.



Nước Mắm Bé Bầu Chai Nhựa 1 Lít Loại Thượng Hạng 1



Chế biến nước mắm theo phương pháp gài nén - rút nỏ thì thời gian dài hơn, ít nhất là 12, dài có thể đến 24 tháng nhưng chất lượng nước mắm thơm ngon hơn, đạm thối ít hơn, màu sắc và mùi vị nước mắm tốt hơn.


Cách làm này phổ biến ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc. Sản phẩm có màu từ vàng rơm đến cánh gián tùy thuộc vào loại cá và mùa cá. Về đặc trưng cảm quan: nước mắm Phan Thiết, Nha Trang có mùi mạnh; nước mắm Phú Quốc màu đỏ nâu tươi, mùi thơm nhẹ.
 



2. Phương pháp sản xuất nước mắm truyền thống -  đánh khuấy 


Theo phương pháp này, người thợ làm nghề cho nguyên liệu cá trích, cá cơm, cá nục... muối và nước lã vào trong lu sành, thùng gỗ sau đó mang đi phơi nắng để tiếp nhiệt và đánh đảo hằng ngày.

 

Cho muối nhiều lần: Việc cho muối nhiều lần nhằm mục đích lợi dụng được khả năng phân giải của enzyme và vi sinh vật tới mức độ cao nhằm rút ngắn thời gian chế biến chượp. Đồng thời tăng mức độ tiêu diệt các vi khuẩn gây thối thông thường và không kìm hãm nhiều quá khả năng hoạt động của men. Ban đầu cho muối nhạt để quá trình phân hủy diễn ra mạnh, sau đó khống chế phân hủy bằng cách cho thêm muối đến khi đủ mặn và cá chín.

 

Cho thêm nước lã: Bổ sung nước trong quá trình ủ giúp cung cấp cho môi trường phân giải một lượng vi sinh vật đáng kể, tạo môi trường lỏng giúp cho men và vi sinh vật hoạt động được dễ dàng, làm cho tế bào thịt cá chóng được phân giải. Để chất lượng mắm được đảm bảo, lượng nước cho vào thông thường từ 20 – 30% so với khối lượng cá. 

 

Lượng nước cho thêm vào nên vừa phải, nếu ít quá thì tác dụng phân giải của men kém nhưng nếu nhiều quá thì không khống chế được quá trình thối rữa, đồng thời làm giảm độ đạm trong nước mắm. 


Ưu điểm của phương pháp đánh khuấy là thời gian cho ra sản phẩm nhanh – khoảng 6-8  tháng nếu có nhiệt độ thích hợp. Tuy nhiên, hạn của nó là mùi vị của nước mắm không thơm ngon đậm đà như phương pháp gài nén- rút nỏ, tỉ lệ đạm thối trong nước mắm cao. Công nhân thao tác không có kinh nghiệm rất dễ hỏng chượp hoặc chượp chất lượng kém. 


Sản phẩm thu được theo cảm quan có màu hơi xanh xám, mùi mạnh, vị mặn. Cách làm này phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Bắc, nơi có mùa đông, nhiệt độ thấp, thời gian để chế biến chượp kéo dài.
 


3. Phương pháp sản xuất nước mắm truyền thống - hỗn hợp 


Đây là cách làm kết hợp gài nén, phơi nắng và đánh khuấy, khá phổ biến ở Phan Thiết và Bắc Trung bộ.Với phương pháp này, người ta rút nước bổi phơi nắng, đổ lại thùng chượp hoặc đưa ra chum, đánh đảo, phơi nắng hằng ngày. Thành phẩm nước mắm gần giống nước mắm gài nén nhưng màu sẫm hơn do phơi nắng trực tiếp. 


Với mỗi phương pháp nước mắm thành phẩm sẽ có hương vị và màu sắc khác nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo yếu tố sạch, an toàn và nguyên chất - đặc trưng của nước mắm truyền thống.


Xem thêm: 


Tuyển Tập Những Món Ăn Vạn Người Mê Với Nước Mắm Nhĩ


Giỏ Hàng

Bạn chưa có mặt hàng nào được thêm vào giỏ

0932.664.737